Mang thai 3 tháng giữa được xem là thời điểm lý tưởng nhất trong suốt thai kỳ. Vậy mang thai 3 tháng giữa thai kỳ cần lưu ý những gì để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé? Bạn đọc hãy cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ

Đối với thai nhi

Trải qua 3 tháng đầu thai kỳ, bước sang kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi đã lớn và cứng cáp, cựa quậy nhiều hơn. Lúc này, em bé đã có dấu vân tay riêng, xuất hiện thêm lông tơ, lông mày và lông mi. Đặc biệt cũng trong giai đoạn mang bầu tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 này, thai nhi đã biết bộc lộ cảm xúc: cảm nhận mùi vị, biết cười và lắng nghe. Bạn có thể xác định được giới tính của bé thông qua các xét nghiệm, siêu âm tại bệnh viện.

Đối với mẹ bầu

Nhiều ý kiến cho rằng “Mang bầu 3 tháng giữa là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong thai kỳ”. Quả thực đây là khoảng thời gian khó quên với bạn. Vì lúc này, bạn sẽ cảm nhận được sự di chuyển đầu tiên của bé. Hiện tượng thai máy cũng xuất hiện vào tuần thai thứ 16 đến tuần 20.

Khoảng thời gian này, dấu hiệu ốm nghén, buồn nôn đã qua đi. Đây là lúc rất lý tưởng để bà bầu đi du lịch nghỉ dưỡng, tận hưởng cuộc sống vui vẻ xung quanh: tập yoga, thiền, tìm hiểu dịch vụ chăm sóc bầu, dịch vụ massage bầu thư giãn,…

Mang thai 3 tháng giữa thai kỳ cần lưu ý những gì?

Những điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ dưới đây sẽ đảm bảo sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và thai nhi:

Tích cực vận động nhẹ nhàng giảm đau nhức lưng trong thai kỳ

Đau nhức lưng trong thai kỳ xuất hiện nhiều từ kỳ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Vì thế, bạn nên tích cực vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, đi bơi,… Đây là cách thúc đẩy quá trình lưu thông máu, hạn chế đau nhức lưng thai kỳ.

Ngoài ra, để giảm bớt tình trạng đau lưng trong thai kỳ, bạn có thể nằm nghiêng hoặc làm ấm phần lưng bị đâu với chăn ấm. Dịch vụ massage cho bà bầu cũng là cách giúp bà bầu giảm đau lưng, giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Chăm sóc rạn da thai kỳ đúng cách

Từ tháng thứ 4 trở đi, tình trạng rạn da sẽ bắt đầu xuất hiện ở vùng bụng, vùng mông… Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường trong thai kỳ. Cách chống rạn da thai kỳ hữu hiệu lúc này là bạn chăm sóc, massage nhẹ nhàng vùng da bị rạn với tinh dầu dừa hoặc sử dụng một số loại kem chống rạn chuyên cho bà bầu. Lưu ý hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm bài viết: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ để con luôn khỏe mạnh.

Ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang bầu

Tình trạng bà bầu bị táo bón trong 3 tháng giữa thai kỳ vẫn tiếp diễn. Vì thế, để tránh hiện tượng này, bà bầu nên bổ sung nhiều nước và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin…

Đặc biệt, việc ngồi nhiều cũng khiến bạn dễ bị táo bón. Vì thế, bạn nên đứng lên đi lại khoảng 5-10 phút sau mỗi tiếng làm việc.

Chóng mặt khi mang bầu 3 tháng giữa

Trường hợp này vẫn xảy ra khi bạn mang thai 3 tháng giữa, nhất là khi nằm ngửa. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do trọng lượng của thai nhi ép lên các tĩnh mạch mang máu khiến phần dưới cơ quay ngược trở lại lên tim.

Biến chứng nguy hiểm nhất của chóng mặt sẽ khiến bà bầu bị ngất. Vì thế, khi có dấu hiệu chóng mặt, khó chịu trong người, bạn nên hạn chế nằm ngửa. Thay vào đó, hãy nằm nghiêng về bên trái, hoặc kê một chiếc gối phía hông.

Khó thở khi mang thai 3 tháng giữa

Vào cuối kỳ tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi ngày càng lớn, sẽ đè ép lên lồng ngực và phổi, khiến bà bầu cảm thấy khó thở. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần và mẹ bầu liên tục phải thở nhanh, thở gấp thì nên đi khám bác sĩ sớm.

[caption id="attachment_4321" align="aligncenter" width="800"]Mang thai 3 tháng giữa thai kỳ cần lưu ý những gì? Mang thai 3 tháng giữa thai kỳ cần lưu ý những gì?[/caption]

Thường xuyên nghe nhạc

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa này, bé đã cảm nhận được những tác động từ bên ngoài. Do đó, bạn đừng quên bật những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái để kích thích sự phát triển của con. Đặc biệt với những bà bầu thường xuyên mất ngủ trong thai kỳ, trước khi đi ngủ nên nghe nhạc và uống thêm một cốc sữa pha mật ong sẽ rất tốt.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng giữa

Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm bà bầu nên bổ sung vào cơ thể để cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi:

  • Nhóm chất đạm gồm: cá, trứng, các loại thịt đỏ, đậu đỗ…
  • Nhóm chất bột gồm: khoai lang, gạo, ngô, mì…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu lạc, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin, khoáng chất, chất xơ: các loại rau xanh đậm, hoa quả trái cây tươi…

Thêm nữa, bà bầu cũng nên bổ sung thêm các chất sắt, canxi, kẽm, vitamin B, vitamin A, D, C, E, beta carotene vào cơ thể. Đặc biệt việc uống đủ nước, tránh bỏ bữa rất quan trọng.

Các xét nghiệm trong 3 tháng giữa thai kỳ

Việc khám thai 3 tháng giữa thai kỳ rất quan trọng. Ngoài việc đảm bảo sự phát triển của bé, sức khỏe của mẹ, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện ra những nguy cơ có hại cho thai kỳ.

Nếu trong tuần thai thứ 11 đến tuần thứ 13, bạn chưa kịp siêu âm tầm soát đo độ mờ da gáy, thì sang thời điểm này, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm Triple test. Đặc biệt, mẹ bầu nên đi khám thai trong tuần thai thứ 22. Bởi việc siêu âm lúc này sẽ khảo sát được các dị tật cho thai nhi như: giãn não thất, tim bẩm sinh, não úng thủy, dị dạng tuyến phổi, chân tay khoèo, sứt môi chẻ vòm, hẹp tá tràng, thoát vị rốn…

Một số bệnh bà bầu hay gặp khi mang thai 3 tháng giữa

  • Bệnh viêm âm đạo do nấm Candila: đây là bệnh phổ biến trong thai kỳ. Vì môi trường trong âm đạo thay đổi khiến các loại nấm Candila có cơ hội sinh sôi phát triển. Để phòng bệnh này, bạn nên giữ gìn vệ sinh “vùng kín” thật khô thoáng, tránh ẩm ướt là tốt nhất.
  • Tiểu đường trong thai kỳ: vào giai đoạn mang thai tháng thứ 3 này, hormone trong cơ thể bà bầu liên tục ngăn chặn không cho insulin thâm nhập vào cơ thể. Do đó, lượng đường trong máu tăng lên, gây rối loạn các quá trình trao đổi chất.

Tham khảo bài viết gốc ở : Mang thai 3 tháng giữa thai kỳ cần lưu ý những gì?