Mang thai tuần thứ 26 là tuần thai cuối trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này bạn nên di chuyển một cách nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Trong bài viết sau đây, Bảo Hà Spa sẽ đề cập đến những thông tin hữu ích nhất liên quan đến sự phát triển của thai nhi và thay đổi cơ thể của bà bầu tuần thứ 26. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 26

Ở tuần mang bầu thứ 26 này, thai nhi đã nặng khoảng từ 750 gram đến 900 gram. Chiều dài của bé cũng khoảng bằng quả thơm (trái dứa). Lông mày và lông của bé trong thời gian này cũng hình thành rõ ràng hơn. Hai mắt của bé lúc này cũng đã phát triển hoàn toàn. Thai nhi sẽ duy trì hoạt động nhắm và mở mắt khi ở tuần thai thứ 28.

Trong thời gian này, tóc trên đầu bé đã mọc dày và dài hơn. Các đường vân chân, vân tay nhỏ xíu đã hình thành. Tương tự như tuần mang thai thứ 25, tuần thai 26 này thai nhi tiếp tục tích trữ mỡ dưới lớp da. Và thai nhi cũng sử dụng phổi để hô hấp.

[caption id="attachment_4730" align="aligncenter" width="800"]Mang thai tuần thứ 26, lúc này thai nhi đã nặng khoảng từ 750 gram đến 900 gram Mang thai tuần thứ 26, lúc này thai nhi đã nặng khoảng từ 750 gram đến 900 gram[/caption]

Cơ thể của mẹ thay đổi như thế nào trong tuần thai 26?

Tuần mang thai 26 này, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi gập người xuống cũng như ngồi xổm. Nếu mẹ bầu vẫn đi làm, hãy chủ động sắp xếp chỗ ngồi của mình sao cho thoải mái và phù hợp nhất.

Trong tuần cuối kỳ tam cá nguyệt thứ 2 này, vú của bạn đã bắt đầu sản xuất sữa non. Đây là một phần chất lỏng sánh, đôi khi có màu vàng và chứa rất nhiều kháng thể có khả năng chống lại vi khuẩn, vi trùng. Bạn cũng đừng lo lắng quá, bởi đây là dấu hiệu vú của bạn đã bắt đầu tiết sữa non. Lúc này, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để đón chào đứa con sắp ra đời. Nếu bạn đã mang thai lần thứ 2, lần thứ 3 thì sữa non sẽ tiết ra sớm hơn một chút. Cũng trong tuần thai này, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy ợ nóng (hay còn gọi là triệu chứng khó tiêu do axit).

Lời khuyên cho bạn tuần mang thai thứ 26

Khi thai nhi 26 tuần tuổi, bên cạnh những dấu hiệu rạn da khi mang bầu, bạn cũng cảm thấy ngứa ngáy tại vết rạn đó. Những vết rạn này thường xuất hiện trên da bụng, đôi khi sẽ xuất hiện ở da đùi, mông và cánh tay. Bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng các loại thuốc kháng histamin giảm bớt cảm giác ngứa ngáy nếu được bác sĩ cho phép.

Vì ở tuần thai cuối cùng của kỳ tam cá nguyệt thứ hai, lúc này, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau lưng hoặc chuột rút. Giải pháp tốt nhất lúc này là thường xuyên massage lưng, ngâm chân giảm đau nhức mỏi. Theo các bác sĩ khuyến cáo, ngay từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bạn nên tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc bầu để giảm đau nhức mỏi thai kỳ, ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Tìm hiểu thêm về quy trình chăm sóc massage bầu tại Bảo Hà Spa tại đây

Tình trạng chuột rút, tê bì tay chân trong tuần mang thai 26 này vẫn tiếp diễn. Vì thế, khi bị chuột rút, bạn nên duỗi thảng chân sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Hoặc bạn có thể giảm đau chân bằng cách đi bộ nhẹ nhàng vài phút hoặc xoa bóp bắp chân.

Những xét nghiệm nên thực hiện trong tuần mang thai 26

Có một vài xét nghiệm mới được tiến hành trong tuần này để kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Xét nghiệm kiểm tra đường Glucose
  • Xét nghiệm máu
  • Tiêm vắc – xin chống bệnh bạch hầu
  • Lên danh sách các câu hỏi và vấn đề muốn thảo luận với bác sĩ

Chế độ dinh dưỡng cho thai nhi tuần 26

Thông thường vào những tuần gần cuối kỳ tam cá nguyệt thứ hai, bạn nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: protein, canxi, magie, vitamin hay chất xơ. Việc bổ sung canxi và magie hàng ngày có tác dụng co cơ, giãn cơ, hạn chế tình trạng đau nhức, chuột rút…

Nhóm thực phẩm giàu canxi tốt cho bà bầu: con hàu, cải chíp, đậu phụ, sữa chua, mận khô, tôm đồng, cua biển, chuối, cam…

Nhóm thực phẩm chứa nhiều magie tốt cho bà bầu: lúa mì, dưa chuột, hạt lanh, hạt mè, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt điều…

Nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt tốt cho bà bầu: thịt đỏ, đậu, thịt gia cầm, các loại hạt, cơm trắng…

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho bà bầu: đậu đỗ, rong biển, khoai lang, đu đủ chín, cà rốt…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin tốt cho bà bầu: chuối, đậu xanh, thịt ức gà, các loại hạt, ngũ cốc, dầu thực vật, mầm lúa mỳ, trứng…

Đọc nguyên bài viết tại : Mang thai tuần thứ 26 cần lưu ý những gì để thai nhi luôn khỏe mạnh