Ở tuần mang thai thứ 33, thai nhi đã nặng khoảng 2,1kg và dài 46cm. Lúc này, hệ thần kinh trung ương của bé đang phát triển. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những kiến thức chăm sóc thai nhi tuần 33 giúp các mẹ đảm bảo sức khỏe, chế độ dinh dưỡng tốt nhất trong thai kỳ.

Thai nhi tuần 33 phát triển như thế nào?

Sau tuần mang thai thứ 32, thai nhi ở tuần thứ 33 đã nặng khoảng 2,15 kg, chiều dài tính từ đầu đến gót chân khoảng 46 cm. Lúc này, lớp mỡ dưới da của bé đang dần dày lên, trông bé thật tròn trĩnh. Đặc biệt, lớp mỡ dưới da của bé có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt sau khi sinh.

Cũng trong tuần mang thai này, hệ thần kinh của bé đang dần trưởng thành. Nếu bạn lo lắng về chuyện sinh non thì hoàn toàn có thể yên tâm nhé. Vì hầu hết các bé sinh ra trong tuần 34 đến 38 đều khỏe mạnh. Tuy có phải nằm trong lồng sơ sinh ít lâu, một vài vấn đề về sức khỏe ngắn hạn nhưng bé vẫn phát triển toàn diện gần như các bé sinh đủ tháng.

[caption id="attachment_4753" align="aligncenter" width="800"]Mang thai tuần thứ 33, thai nhi đã nặng khoảng 2,15 kg, chiều dài tính từ đầu đến gót chân khoảng 46 cm Mang thai tuần thứ 33, thai nhi đã nặng khoảng 2,15 kg, chiều dài tính từ đầu đến gót chân khoảng 46 cm[/caption]

Những đổi của mẹ bầu ở tuần mang thai thứ 33

Trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba này, những dấu hiệu đau nhức mỏi, đặc biệt ở vùng lưng hông vẫn tiếp tục đeo bám bạn. Bởi lẽ, lúc này trọng lượng cơ thể của bạn đã tăng rất nhiều do sự phát triển của thai nhi. Cơ thể của bạn cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, do liên tục bị mất ngủ vì phải dậy đi tiểu hay lật người khi ngủ cho thoải mái.

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, để hạn chế tình trạng đau nhức, mệt mỏi những tháng gần cuối thai kỳ này. Việc chăm sóc hay sử dụng 1 gói dịch vụ chăm sóc bầu tại Spa sẽ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và thai nhi toàn diện.

Bước sang tuần mang thai thứ 33 này, bạn cần làm mọi việc thật nhẹ nhàng cũng như chủ động theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc sinh nở. Bạn cũng cần lưu ý đến tình trạng tụt huyết áp tạm thời do những tuần gần cuối thai kỳ, máu dồn xuống chân nhiều hơn.

Trong tuần thai 33, hai đầu vú của bạn sẽ rỉ ra một chút sữa non. Lúc này ngực của bạn cũng trở nên nặng nề và hằn lên những đường gân màu xanh. Hãy lưu ý sử dụng các loại áo lót dành cho bà bầu để giảm bớt áp lực hai bầu ngực đề nặng lên lồng ngực và vai của bạn.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc bầu tại Bảo Hà Spa

Nhiều thai phụ than phiền họ cảm thấy tim mình đập nhanh hơn trong tuần mang thai 33. Đây là hiện tượng sinh lý thai kỳ hết sức bình thường do sự thay đổi trong việc phân bổ các mạch máu chủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng tim đập nhanh, ngực đau và khó thở xảy ra liên tục, bạn cần đi khám bác sĩ lập tức.

Không chỉ cơ thể các biểu hiện thay đổi về tâm lý trong tuần thai thứ 33 này cũng xảy ra nhiều hơn. Lúc này, bạn sẽ cảm giác rất nóng ruột và mất kiên nhẫn khi chờ đợi bé yêu của mình chào đời. Bạn đang mong ngóng và tưởng tượng hình dáng cũng như khuôn mặt của bé yêu xem có giống với bố mẹ, người thân hay không? Đây là thay đổi tâm lý hết sức bình thường. Việc bạn cần làm lúc này là kiên nhẫn chờ đợi bé yêu chào đời và chuẩn bị thật kỹ những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh trước khi sinh.

Lời khuyên dành cho bạn ở tuần bầu tuần thứ 33

Nếu bạn chưa đăng ký gói dịch vụ chăm sóc sau sinh nào, thì bây giờ là lúc, bạn nên dành thời gian để suy nghĩ việc đó. Bởi lẽ, sau sinh sức khỏe, cân nặng và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc chăm sóc sau sinh sẽ giúp bạn nhanh phục hồi sức khỏe, kiêng cữ sau sinh hiện đại, lấy lại vóc dáng thon gọn và đem lại nguồn sữa dồi dào cho con bú.

Với các mẹ có nhu cầu nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ những ngày tháng chào đời đầu tiên nên tham khảo một khóa học hướng dẫn cho trẻ sơ sinh bú đúng cách. Đặc biệt, với những chị em mới làm mẹ lần đầu vấn đề này càng cần thiết hơn. Những lúc có thời gian rảnh, bạn cũng nên đọc thêm các loại sách báo bàn về việc làm sao để trẻ sơ sinh áp bé vào ngực đúng cách.

Về chế độ dinh dưỡng tuần mang thai 33, bạn nên tăng khẩu phần ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung thêm chất xơ, chống táo bón thai kỳ hiệu quả. Đặc biệt, mỗi ngày bạn nên duy trì đủ ít nhất là 2 lít nước. Nếu thấy thường xuyên bị tụt huyết áp, chóng mặt trong tuần mang thai thứ 33 này, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thiết hụt vitamin và chất sắt. Do đó, hãy nạp thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt đỏ, gan, khoai tây… vào cơ thể bạn nhé!

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị tê bì, phù nề và đau nhức tay chân là thiếu canxi. Các loại hải sản, tôm tép, trứng, sữa, đổ,… đều là những thực phẩm giàu canxi bạn nên bổ sung vào cơ thể hàng tuần.

Mang thai tuần 33 bạn nên làm gì?

Theo một số khảo sát mới đây chỉ ra rằng, phần đông thai phụ mang bầu ở tuần 33 đều có nguy cơ cao bị mắc bệnh liên cầu khuẩn B. Đây là loại bệnh ngụ trú ở trực tràng và âm đạo của bà bầu. Bệnh này không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Việc thăm khám bác sĩ tại các bệnh viện uy tín là cách tốt nhất để bạn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Việc đi khám thai ở tuần thai 33 sẽ giúp bạn kiểm tra và theo dõi được sự phát triển của thai nhi. Qua đó sẽ dự tính được ngày sinh chính xác nhất và tiện kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ.

Trong tuần thai này, bác sĩ khuyến cáo bố nên dành nhiều thời gian để cùng vợ đi dạo vào buổi tối hoặc buổi sáng để giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý thoải mái cho những ngày chuyển dạ sắp tới. Bạn cũng có thể tận dụng những giây phút thư giãn, hạnh phúc này cùng chồng mình bàn bạc về cách tên gọi, biệt danh của bé hay dự định chăm sóc cho con trong tương lai.

Coi thêm tại : Mang thai tuần thứ 33 cần lưu ý những gì? Cẩm nang chăm sóc bầu