Bước sang tuần thai thứ 36 chắc hẳn lúc này các mẹ đã rất nôn nóng được gặp bé yêu của mình. Sức khỏe của mẹ và thai nhi trong tuần thai 36 cần được lưu tâm đặc biệt. Bởi chỉ một vài tuần nữa mẹ đã lâm bồn rồi. Vì thế, mẹ hãy đặc biệt lưu ý đến các vấn đề sức khỏe, chế độ dinh dưỡng sau đây.

Mang thai tuần thứ 36 thai nhi phát triển như thế nào?

Sau tuần mang thai 35, ở tuần 36 này thai nhi đã nặng 2,9kg, chiều dài của bé ước chừng khoảng 47cm (tính từ đầu đến gót chân). Má của bé lúc này đã  hình thành lớp mỡ, góp phần cấu tạo nên khuôn mặt phúng phính của bé.

Các xương góp phần tạo nên hộp sọ của bé sau này giờ đây đang di chuyển chồng chéo lên nhau. Hiện tượng này được gọi là sự đúc không hộp sọ, có tác dụng bảo vệ đầu của bé luôn được an toàn trước khi sinh ra.

Lúc mới sinh ra, bạn có thể thấy đầu của bé hơi nhọn hoặc dị dạng nhưng không cần lo lắng quá. Bởi sau một vài giờ hoặc vài ngày, đầu bé sẽ trở lại bình thường theo hình dạng tròn vốn có.

[caption id="attachment_4765" align="aligncenter" width="800"]mang bầu tuần thứ 36 Mang thai tuần thứ 36, lúc này, thai nhi đã nặng 2,9kg, chiều dài của bé ước chừng khoảng 47cm (tính từ đầu đến gót chân)[/caption]

Sức khỏe của mẹ bầu tuần mang thai thứ 36

Tiếp tục trong tuần 36 các triệu chứng đau nhức lưng hông, mỏi cổ vai gáy, ợ nóng, khó thở vẫn đeo bám bạn. Thêm nữa, khoảng thời gian này bạn sẽ cảm thấy khó ngủ về đêm do thai nhi đạp nhiều. Vì thế, bạn nên nằm nghiêng về một bên hoặc dùng gối để hỗ trợ, ngâm và massage chân với thảo dược ấm để lưu thông tuần hoàn máu, giúp cơ thể của mẹ được thư thái, thoải mái và dễ ngủ hơn rất nhiều.

Từ tuần thứ 36 trở đi bạn sẽ cảm nhận được sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu chất nhầy này cò một lượng máu nhỏ điều này chứng tỏ các cơn chuyển dạ sẽ đến trong vài ngày tới. Ngược lại, nếu chất nhầy có nhiều đốm máu đỏ bạn hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Theo các bác sĩ, một vài tuần trước sinh, sữa non sẽ tiết ra hàng ngày. Với các mẹ có kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ, hãy nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ và ngón cái của mình để bóp nhẹ đầu vú cho đến khi sữa chảy ra. Như thế sẽ kích thích dòng chảy sữa non hàng ngày, giúp mẹ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc bầu tại Bảo Hà Spa

Cũng trong tuần này các cơn chuyển dạ sẽ xuất hiện. Tuy nhiên cũng có những cơn gò chuyển dạ giả (hay còn gọi là Braxton Hicks). Một số dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh sớm như: chuột rút và đau lưng nhiều hơn, tử cung mở rộng so với ban đầu, những cơn co thắt đau mạnh và liên tục, chảy máu âm đạo, biểu hiện liên quan đến nước ối, nhức đầu… Trong một số trường hợp những cơn co thắt này diễn ra liên tục và bạn không thể chịu đựng được, hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng tuần thai thứ 36

Để giảm cảm giác dạ dày bị trướng và đầy bụng, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Trong tuần mang thai thứ 36 này, bạn không nên ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, thức ăn chứa nhiều đường, mỡ sẽ gây khó khăn cho việc sinh nở. Việc sử dụng vitamin, nhân sâm hay các loại thực phẩm chức năng khác… cũng nên hạn chế lạm dụng.

Chế độ dinh dưỡng tuần thai 36 được các bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung nhiều gạo, ngũ cốc các loại, đậu, trứng, cá, thịt bò, gan động vật, rau xanh lá đậm, hoa quả trái cây tươi…

Đặc biệt việc duy trì ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cũng rất quan trọng. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp bạn phòng tránh việc sinh non, sinh sớm. Ngược lại, nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể, bạn rất dễ bị táo bón và bệnh trĩ thai kỳ.

Mang thai tuần thứ 36: Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Bước sang những tuần thai cuối cùng, bạn nên tìm hiểu trước về các cách tắm bé, tắm trẻ sơ sinh đúng cách, cách bế và cho con bú trong sách, internet để đỡ cảm thấy lúng túng. Đặc biệt việc tham khảo các gói dịch vụ chăm sóc sau sinh từ cơ bản đến chuyên sâu là điều cần thiết. Bởi lẽ, sau sinh cơ thể, nhan sắc và tinh thần của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

Với sự hỗ trợ của chuyên viên chăm sóc cũng như các động tác massage, bấm huyệt tác động chính xác lên từng bộ phận trên cơ thể giúp mẹ bỉm nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh, kiêng cữ đúng cách hiện đại, nhanh về dáng và mang lại nguồn sữa dồi dào thơm ngon cho bé yêu.

Theo các bác sĩ sản khoa, trong khoảng thời gian này bạn nên thực hiện các xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B để biết được tình trạng sức khỏe của bản than và chuẩn bị sẵn kháng sinh khi cần thiết.

Cũng trong tuần thai này việc tâm trạng lo lắng, bất ổn bạn nên hạn chế. Hãy nghĩ đến việc đặt tên con, đặt tên biệt danh dễ thương cho bé tại nhà. Bạn cũng nên lên kế hoạch về việc chuẩn bị đồ dùng cần thiết đi sinh nở…

Đọc nguyên bài viết tại : Mang thai tuần thứ 36: Lời khuyên dành cho mẹ để có thai kỳ khỏe mạnh