Trong tuần về đích này, thai nhi đã nặng hơn 3,6kg, dài hơn 50 cm. Nếu trong khoảng thời gian này, bạn chưa có bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ nào, bác sĩ sẽ thực hiện việc kích sinh cho bạn. Bài viết dưới đây Bảo Hà Spa đã tổng hợp lại những điều cần lưu ý khi mang bầu tuần thứ 40 để quá trình sinh nở của bạn diễn ra thành công nhất.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 40

So với tuần mang thai thứ 39, ở tuần mang thai thứ 40 này, thai nhi đã nặng khoảng 3,6kg, chiều dài của bé đã hơn 50 cm tính từ đầu đến gót chân. Trong tuần này, nếu bạn chưa có bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ nào, bác sĩ sẽ đề cập với bạn việc “kích sinh”.

Hầu hết, những em bé sinh vào tuần thứ 42 da sẽ bị khô và thường vượt quá mức câng nặng chuẩn. Do đó, bác sĩ sẽ không để quá hai tuần từ ngày dự sinh của bạn. Vì nguy cơ gặp biến chứng sau sinh của mẹ và thai nhi sẽ rất cao.

Hơn hết, trong thời gian chờ sinh sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tử cung, gây lưu thai hoặc chết non. Đặc biệt, thai vượt quá tuần sinh dự kiến sẽ làm gia tăng gấp đôi khả năng bạn sẽ phải sinh mổ.

[caption id="attachment_4772" align="aligncenter" width="800"]Mang thai tuần thứ 40 thai nhi đã nặng khoảng 3,6kg, chiều dài của bé đã hơn 50 cm tính từ đầu đến gót chân Mang thai tuần thứ 40 thai nhi đã nặng khoảng 3,6kg, chiều dài của bé đã hơn 50 cm tính từ đầu đến gót chân[/caption]

Tìm hiểu thêm bài viết: Làm sao để cổ tử cung mở nhanh sinh nở dễ dàng

Những thay đổi của bà bầu khi mang thai tuần thứ 40

Trong tuần mang thai này, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác mong chờ, hồi hộp chào đón con yêu của mình. Nhưng bạn cũng phải trải qua cảm giác đau đớn, khó khăn trong lần vượt cạn sắp tới. Vì thế, bạn nên tìm hiểu thêm về các lớp học tiền sản, những lưu ý khi sinh thường hoặc sinh mổ.

Nếu việc lâm bồn của bạn diễn ra không đúng theo dự tính, đừng lo lắng quá, hãy trao đổi với các bác sĩ. Bác sĩ sẽ kích thích chuyển dạ cho bạn bằng cách làm vỡ màng theo phương pháp nhân tạo hoặc sử dụng hoormone oxytocin…. Tuy nhiên cách giục sinh này chỉ được thực hiện khi cổ tử cung của bạn chưa mềm, mỏng hoặc giãn ra.

Còn tùy thuộc rất nhiều vào sức khỏe và thể trạng của mẹ, cách này sẽ tạo ra những sự trở dạ đột nhột. Nếu áp dụng những biện pháp này mà không hiệu quả, mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc bầu tại Bảo Hà Spa

Gợi ý cho mẹ tuần mang thai thứ 40

Mẹ nên trao đổi với bác sĩ trong tuần mang thai 40?

Khi thai nhi đã được 40 tuần tuổi nếu bạn chưa cảm thấy những cơn co thắt hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên sử dụng thuốc kích tử cung mở nhanh hơn không. Liều lượng thuốc có thể thay đổi phù hợp để điều chỉnh cường độ và tần số các cơn co thắt của bạn.

Xem thêm bài viết: Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh sớm

Những xét nghiệm cần thực hiện trong tuần 40?

Trong tuần mang thai thứ 40 này, mẹ hãy gặp bác sĩ thường xuyên từ bây giờ cho đến khi bé sinh ra. Các bác sĩ sẽ thực hiện những lần kiểm tra xương chậu thường xuyên hơn. Bởi lẽ, thông qua việc xét nghiệm này sẽ xác định chính xác vị trí sinh của bé: đầu trước, chân trước, cuối thân trước. Hầu hết trẻ em thường nằm ở trị đầu trước.

Mẹ nên lưu ý những gì để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho thai nhi?

Việc đi máy bay trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên thảo luận với bác sĩ trước khi di chuyển. Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng mẹ, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Trong những trường hợp dưới đây, bạn không nên di chuyển bằng máy bay:

  • Đang mang thai đôi hay mang nhiều hơn
  • Có tiền sử về các bệnh cao huyết áp, tiểu đường
  • Có dấu hiệu sinh non
  • Có dấu hiệu bất thường: chảy máu âm đạo, bất thường về nhau thai

Xem nguyên bài viết tại : Mang thai tuần thứ 40 thai nhi phát triển như thế nào?