Mang thai cơ thể cũng như sức khỏe của bà bầu bị ảnh hưởng rất nhiều. Mệt mỏi, đau nhức khắp người, mất ngủ, ăn không ngon là những triệu chứng điển hình nhất trong thai kỳ. Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi cần đặc biệt lưu ý những địa điểm bà bầu không nên đi đến khi mang thai dưới đây. Cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay nhé!

Địa điểm bà bầu không nên đi vào tháng cô hồn

Tháng cô hồn (hay còn gọi là mở cửa mả) diễn ra vào tháng 7 Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm dân gian xưa, đây là khoảng thời dành riêng cho ma quỷ. Đặc biệt vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch (ngày Rằm tháng 7) là lúc Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ quay trở về dương gian.

Vì thế, mỗi năm vào khoảng thời gian này, các ngôi chùa hay những nơi tâm linh thường tổ chức các hoạt động đốt vàng mã, tờ tiền…. để bố thí và đọc kinh giúp những linh hồn còn vương vấn ở dương gian được siêu thoát.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ, bà bầu không nên đến chùa, các nơi tâm linh vào tháng cô hồn. Bởi, phụ nữ mang thai sức đề kháng yếu nếu đến những nơi chùa chiền đông đúc rất dễ bị cô hồn quấy nhiễu.

Trong trường hợp bắt buộc phải đi chùa, bạn không nên ở lại đây sau quá 4 giờ chiều. Lưu ý trước khi ra khỏi nhà hay đến chùa chiền, bà bầu nên mang theo những vật có khả năng phòng trừ tà, ma quỷ như: củ tỏi, cây ngải cứu, đậu xanh, muối…

Khi mang thai bà bầu nên hạn chế đi đến nghĩa trang, ra nghĩa trang viếng mộ

Bà bầu có nên đi đến nghĩa trang? Bà bầu có nên viếng mộ ngoài nghĩa trang không? Thực tế cho thấy, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra việc bà bầu đi viếng mộ đám tang sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như trẻ sinh ra không khỏe mạnh, không thông minh như quan niệm dân gian tương truyền.

Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa luôn khuyến cáo bà bầu nên hạn chế tối đa đi đến nghia trang, ra nghĩa trang viếng mộ hay đi dự đám ma. Bởi những địa điểm này có rất nhiều hơi lạnh từ người chết, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nếu phụ nữ mang thai thường lưu xuyên lưu tới nghĩa trang rất dễ bị các bệnh về huyết áp cao, phong thấp…

[caption id="attachment_4845" align="aligncenter" width="600"]Nhưng địa điểm bà bầu không nên đi đến Nhưng địa điểm bà bầu không nên đi đến[/caption]

Mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ không nên đi dự đám ma

Kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba là khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm với phụ nữ mang thai. Vì thế trong 2 giai đoạn này, bà bầu nên hạn chế và không nên đi dự đám ma là tốt nhất.

Trên cơ sở khoa học, môi trường nhiễm khuẩn từ xác chết sẽ phân tán dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Còn theo quan niệm dân gian, bà bầu đi dự đám ma rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý vì phải chứng kiến cảnh mất mát, đau thương.

Với những trường hợp bắt buộc phải đi dự đám ma, bà bầu cần đặc biệt lưu ý chọn thời gian hợp lý nhất. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, bà bầu có thể chọn những mốc thời gian thăm viếng như: sau 3 ngày, 49 ngày đám tang…

Riêng với các đám tang trong gia đình không thể vắng mặt, bà bầu hãy uống một chút rượu tỏi, nước lá nhót hoặc ngậm gừng sống trước và sau khi đến dự đám ma.

Theo tương truyền dân gian đây là những cách sẽ giúp phụ nữ mang bầu đi dự đám ma chống lại được khí lạnh, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu có nên đi bốc mộ?

Đây là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Theo quan niệm dân gian, bà bầu càng hạn chế đi dự đám ma, ra nghĩa trang viếng mộ hay đi bốc mộ trong giai đoạn bầu bí nhạy cảm càng tốt.

Thông thường quy trình bốc mộ cải táng sẽ diễn ra vào ban đêm hoặc rạng sớm sáng. Khoảng thời gian có nhiều khí lạnh, hơi lạnh từ nghĩa địa hay xác người chết lan tỏa ra xung quanh.

Lại thêm, sức đề kháng của bà bầu khi mang thai rất yếu. Nếu nhiễm hơi lạnh từ sương sớm hay khí lạnh ngoài nghĩa địa, xác chết rất dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Giải mã thắc mắc bà bầu có nên đi thăm người mới sinh hay không?

Theo quan niệm dân gian, có rất nhiều mẹ chồng thường căn dặn con dâu tuyệt đối không được đi thăm bà đẻ (người mới sinh em bé) vì sợ các bé sẽ “gọi nhau ra ngoài”, dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non…

Tuy nhiên dựa trên cơ sở khoa học thì chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra việc đi thăm bà đẻ sẽ ảnh hưởng tới nguy cơ sảy thai, sinh non của bà bầu.

Bởi việc chị em phụ nữ có sảy thai hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: chế độ ăn uống, biến chứng trong thai kỳ, thường xuyên căng thẳng stress…

Vì thế, bà bầu có thể đi thăm bà đẻ bình thường. Riêng các mẹ đang trong tình trạng báo động nhau bong non, dọa sảy thai, đa ối… thì càng nên hạn chế đi lại, di chuyển hay làm việc nặng càng tốt nhé.

Bà bầu cũng nên lưu ý nên để ý đến giờ giấc ngủ nghỉ của các bà đẻ. Đặc biệt, khi đến thăm người mới sinh bạn cũng nên chủ động rửa tay chân trước khi vào phòng của em bé nhé!

Thêm nữa, bạn cũng không được tự ý bế, hôn bé khi chưa có sự cho phép từ mẹ của bé. Đặc biệt, nên hạn chế cho trẻ nhỏ đi cùng để tránh gây tiếng động, ồn ào ảnh hưởng tới em bé sơ sinh.

Khi mang bầu đi thăm bà đẻ cũng có rất nhiều lợi ích. Bạn sẽ được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe, tinh thần và sự phát triển của bé yêu trong giai đoạn bầu bí nhạy cảm này từ những người đi trước.

Đi đến thăm người sảy thai, bà bầu có nên không?

Từ xa xưa, các cụ đã cho rằng việc đi thăm người mới sảy thai rất dễ đen lại đen đủi, những điều kém may mắn cho cả gia đình, nhất là chị em phụ nữ mang bầu. Việc này rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bà bầu bị sảy thai hoặc sinh non.

Với các mẹ đang mang bầu nếu có sức khỏe tốt hoàn toàn có thể đến thể người mới sảy thai. Tuy nhiên với các mẹ có sức đề kháng yếu, thai nhi chưa ổn định thì nên hạn chế tối đa đi lại cũng như việc thăm người mới sảy thai.

Phụ nữ vừa sảy thai tâm lý sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Họ hay dằn vặt, trách bản thân vì không chăm sóc và giữ được con. Vì thế, khi bà bầu đi đến thăm người mới sảy thai nên quan tâm, hỏi han và trò chuyện cùng họ nhiều hơn.

Đặc biệt lưu ý không hỏi những câu như “Mình còn có thể mang bầu lần sau, đừng buồn nữa” hay “Mình có thể sinh bé khác mà”…. Những câu này mặc dù thể hiện sự quan tâm nhưng lại khiến họ buồn, trách móc và khóc nhiều hơn.

Thay vào đó, bạn có thể hỏi họ những câu liên quan đến sức khỏe hay các câu chuyện vui hàng ngày để họ quên đi chuyện sảy thai.

Những địa điểm bà bầu cần kiêng kỵ vào ngày Tết

Đi thăm mộ, tảo mộ ngày Tết

Thăm mộ hay tảo mộ ngày Tết đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Đây là dịp cuối năm tất cả các thành viên trong gia đình đi làm ăn xa, học tập trở về quây quần, đoàn tụ để cùng nhau thăm viếng phần mộ của tổ tiên.

Bà bầu có nên đi thăm mộ, tảo mộ ngày Tết? Chắc chắn là không. Bởi ở những địa điểm này thường có âm khí rất nặng. Điều này ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Hơn hết, vào mỗi dịp Tết việc đi thăm, tảo mộ thường rất đông, khó tránh khỏi được tình trạng va chạm nhe. Để đảm bảo tốt nhất về sức khỏe, bà bầu không nên đi thăm mộ hay tảo mộ ngày Tết là tốt nhất.

Đặc biệt với những chị em phụ nữ mang thai có sức khỏe yếu, đang mệt sẵn trong người thì việc đi thăm mộ, tảo mộ ngày Tết là điều cấm kỵ.

Đi đi lễ đền, miếu đầu năm

Theo các chuyên gia tín ngưỡng, bà bầu nếu đi lễ chùa đầu năm sẽ tốt cho cả mẹ và thai nhi. Việc đi chùa vừa giúp chị em phụ nữ mang bầu được thư giãn tâm hồn, cầu bình an, may mắn cho cả gia đình và hai mẹ con.

Song, bà bầu cần chọn những ngôi chùa gần nhà là tốt nhất. Như thế sẽ đảm bảo cho việc đi lại, nhất là với các mẹ có sức khỏe yếu, gần sinh hay dọa sảy thai…

Lưu ý, bà bầu cần phân biệt rõ chùa, đền và miếu. Chùa là nơi thờ phật, đền thờ các vị thánh – nhân vật lịch sử có công với đất nước, còn miếu là thờ vị thần bản địa có công với vùng đất này.

Chị em phụ nữ không nên đi lễ đền, miếu đầu năm mới. Bởi hai địa điểm này không tốt cho bà bầu. Vì ở một số ngôi đền, miếu có thờ các vị thần – vị thánh dữ, thường kị đàn bà. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn bà bầu có nên đi lễ đền, lễ miếu đầu năm thì tốt nhất là không nên đi.

Một số địa điểm bà bầu không nên lui tới khi mang thai

Cửa hàng bán hóa chất

Theo Liên minh chất độc Washington cho biết, những phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất có nguy cơ bị đau đầu và trầm cảm sau sinh chiếm tới 19%. Đặc biệt, các loại hóa chất có chứa Alkyl Phenol Ethoxylate sẽ làm vỡ các tuyến nội tiết trong cơ thể.

Riêng Tuol sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn thần kinh cho trẻ nhỏ khi sinh ra. Trong khi đó, Xylene lại gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

Cửa hàng thiết bị điện tử

Các bác sĩ luôn khuyến cáo chị em phụ nữ mang bầu không nên tiếp xúc và sinh sống trong môi trường có từ trường thấp. Nếu tiếp xúc quá lâu với môi trường này sẽ ảnh hưởng không tốt tới phôi thai, dẫn đến tình trạng sẩy thai. Thậm chí, trẻ nhỏ sinh ra sẽ bị dị tật, khuyết tật.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên thận trọng với các loại màn hình thiết bị Y tế. Tuy máy quét siêu âm không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ nhưng lại gây ra nhiều tác động ở cự ly gần.

Các trang trại chăn nuôi, bệnh viện thú y

Địa điểm này cũng không an toàn với phụ nữ mang thai. Bởi vật nuôi là nguồn gốc gây ra các bệnh lây nhiễm như: bệnh vàng da, bệnh trùng soắn,… Nếu những loại vi khuẩn có trong các bệnh này xâm nhập vào cơ thể của bà bầu vừa không tốt cho sức khỏe vừa có hại với thai nhi.

Coi bài nguyên văn tại : Những địa điểm bà bầu không nên đi đến khi mang thai