Khám thai là một trong những việc rất quan trọng mà mẹ bầu cần ghi nhớ. Việc khám thai theo định kỳ không chỉ giúp mẹ bầu theo dõi được tình hình sức khỏe của bản thân mà còn thấy được sự phát triển của bé yêu qua từng giai đoạn. Dưới đây là 7 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nhất định phải ghi nhớ. Cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu ngay nhé!

Theo đó, lịch khám thai định kỳ được khuyến nghị nên đi khám 7 lần trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên với những mẹ bầu có tiền sử về bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường… thì số lần khám thai sẽ tăng lên.

Khám thai lần đầu tiên khi bị chậm kinh

Lần khám thai đầu tiên này được thực hiện sau khi bạn thấy mình chậm kinh và dùng que thử thai có 2 vạch. Trong lần khám thai đầu này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch âm đạo để loại trừ khả năng gây viêm nhiễm, bệnh lây qua đường tình dục,… Đồng thời, bạn sẽ được tiến hành kiểm tra cân nặng, đo huyết áp và siêu âm để biết được tình hình sức khỏe của bản thân hiện tại, thai nhi đã vào tử cung hay chưa. Ở mốc khám thai này bác sĩ sẽ thực hiện hình thức siêu âm 2D cho bạn.

[caption id="attachment_4775" align="aligncenter" width="800"]Bạn nên thực hiện việc khám thai lần đầu tiên sau khi bị chậm kinh và thử que thứ thai xuất hiện 2 vạch. Bạn nên thực hiện việc khám thai lần đầu tiên sau khi bị chậm kinh và thử que thứ thai xuất hiện 2 vạch.[/caption]

Mốc khám thai lần thứ 2: từ tuần 12 đến tuần 14

Đây là 1 trong 7 mốc khám thai bắt buộc bạn cần thực hiện. Lần khám thai thứ 2 này được thực hiện vào tuần 12 đến tuần 14 thai kỳ. Thông qua việc siêu âm thai 4D, bác sĩ sẽ khảo sát ban đầu về các cột sống, các chi, các tạng trong cơ thể của mẹ. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, bác sĩ khuyến nghị bạn nên thực hiện thêm xét nghiệm Double Test sàng lọc dị tật bẩm sinh để phát hiện xem thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hay không.

Khám thai lần thứ 3: từ tuần 15 đến tuần 19

Trong tuần khám thai thứ 3 này, việc siêu âm vẫn diễn ra bình thường để theo dõi tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple Test sẽ dự đoán xem thai nhi có nguy cơ bị dị dạng nhiễm sắc thể hay mắc hội chứng Down hay không.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà Spa

Khám thai lần thứ 4: từ tuần 20 đến tuần 24

Bước sang tuần khám thai thứ 4 này, thông qua việc siêu âm 4D giúp bác sĩ phát hiện những biểu hiện bất thường của thai nhi ở tim, hệ cơ xương, các dấu hiệu dị dạng… Vì thế, bạn cần nghiêm túc thực hiện việc khám thai lần thứ 4 ở tuần 20 đến tuần thai thứ 24 này.

Khám thai lần thứ 5: từ tuần 26 đến tuần 28

Ngoài siêu âm và thực hiện các xét nghiệm như những mốc khám thai trước, trong lần thứ 5 này, bạn sẽ thực hiện việc tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Khám thai lần thứ 6: từ tuần 31 đến tuần 32

Ở giai đoạn này thai nhi đã hoàn thiện gần như đầy đủ các bộ phận trong cơ thể. Trong tuần mang thai thứ 32, bạn cần thực hiện việc siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật thai nhi bẩm sinh cũng như tiện theo dõi hoạt động của mạch rốn, động mạch não và động mạch tử cung. Thông qua việc thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ xác định được vị trí của phôi thai và xác định sinh mổ hay sinh thường. Đây cũng là lúc bạn thực hiện việc tiêm phòng mũi uốn ván thứ 2.

Xem thêm bài viết: 8 bí quyết giúp bà bầu sinh thường dễ dàng hơn

Khám thai lần thứ 7: từ tuần 35 đến tuần 36

Lần khám thai cuối cùng này, bạn cần thực hiện siêu âm để kiểm tra trọng lượng thai, dây rốn, tình trạng nước ối… Sau lần khám thai thứ 7 này, bạn có thể siêu âm hay thực hiện các xét nghiệm mỗi tuần cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh sớm.

Các hạng mục cần thực hiện khi khám thai

Khi khám thai, bạn sẽ được thực hiện các hạng mục sau:

  • Siêu âm thai: đây là việc đặc biệt quan trọng trong mỗi lần khám thai. Siêu âm thai sẽ giúp bạn theo dõi được sự phát triển cũng như biết được tình trạng sức khỏe của thai thai nhi qua mỗi giai đoạn.
  • Xét nghiệm: trong những trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ thực hiện việc xét nghiệm nước tiểu để loại bỏ lượng đường dư thừa trong thai kỳ. Xét nghiệm máu đế xác định nhóm máu, xác định bệnh viêm gan, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sàng lọc dị tật bẩm sinh của thai nhi.
  • Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp để theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ bầu.

Trên đây là bài viết mà Bảo Hà Spa muốn chia sẻ tới các bạn. Việc khám thai định kỳ rất quan trọng. Vì thế dù có bận rộn đến đâu bạn cũng nên thực hiện đầy đủ 7 lần khám thai trong thai kỳ này nhé!

Coi nguyên bài viết ở : 7 mốc khám thai quan trọng bà bầu cần đặc biệt lưu ý